Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Mật thư
















C. HỆ THỐNG HOÁN CHUYỂN:

Các mật thư mã hóa bằng Hệ thống thay đổi vị trí rất thường xuất hiện trong các lần chạy TCL, đặt biệt là Cam Ranh .

Các văn bản mã hóa bằng cách thay đổi vị trí các kí tự với nhau, muốn giải phải biết kiểu dịch chuyển để có thể dịch ngược lại.

1. Dựa theo chìa khóa để giải:

Ví dụ 1:

* Đọc ngược: Có 2 cách đọc

Kỹ năng sinh hoạt

- Đọc ngược cả văn bản: có thể viết là jtaoh hnis gnwan xyk

- Đọc ngược từng từ: xyk gnwan hnis jtaoh

(Chìa khóa: được ngọc,...)

Ví dụ 2:

* Đọc lái: Trong lúc trò chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.

”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.

(Chìa khóa = Chòa khía)

Ví dụ 3:

Khóa: rắn ăn đuôi
bản văn: AHGIAPMHNN

Giải: ta lấy văn bản theo thứ tự từ 1 -> hết : A H G I A P M H N N
1 3 5 7 9 10 8 6 4 2
ta được bạch văn : ANH NGHI MAP

Ví dụ 4:

Khóa: bắt tà vẹt.

đối với mật thư này ta thấy có từng 3 chữ đi liền với nhau theo kiểu nằm ngang, khi dịch ta chỉ cần viết lại theo kiểu thanh tà vẹt đường ray.

K H O O N G D D U O W C J L A M F

O O N H I E E M X M O O I T R U O

W N G F N G H E C H U W A B A N J

-> bản văn: KOW-HON-ONG-OHF...

Ví dụ 5:

Khóa: Cổ Loa thành.



Ví dụ 6:

Khóa: Mưa rơi.



Ví dụ 7:

Khóa: đi dọc hành lang và xuống bằng thang máy



Ví dụ 8:

Khóa: dợn sóng



Ví dụ 9:

Khóa: Hình một nét



hoặc



2. Bảng - Hàng - Cột:



Mỗi mẫu tự được thay thế bằng 3 con số theo thứ tự từ trái qua phải: BẢNG - HÀNG - CỘT theo bảng ghi chú trên.

Ví dụ khi ta thấy số 123, ta sẽ tra ra được chừ, 231 sẽ là chữ P,...

3. Khóa Cam Ranh:

Khóa : Cam Ranh

Bản Văn : UCDIHOC - ANCNGAY - UGGRVAN

Cách giải : Ta viết lại bản văn theo cột

C A M R A N H

U C D I H O C

A N C N G A Y

U G G R V A N

Dịch chuyển các chữ cái trong CAM RANH lại theo bảng chữ cái Alphabet và tuân theo thứ tự ưu tiên chữ đứng bên trái trước trong trường hợp có nhiều hơn 1 chữ giống nhau (như 2 chữ A trong từ CAM RANH) :

A A C H M N R

C H U C D O I

N G A Y C A N

G V U N G A R

-> CHUC DOI NGAY CANG VUNG AR

thường người ta ko dùng chữ Cam Ranh mà sẽ thay một chữ khác trong khóa. Chúng ta nên để ý nếu số chữ trong một cụm từ của bản văn bằng với số chữ ở khóa, hoặc cũng có thể số cụm chữ bằng với số chữ của khóa thì ta hãy nghĩ đến cách giải như khóa CAM RANH.

D. HỆ THỐNG TỌA ĐỘ:

Đây là một dạng mật thư rất phong phú và đòi hỏi sự chính xác cao. Xuất phát kiến thức từ binh chủng pháo binh. Tọa độ là một hình thức xác định một điểm nào đó mà trục ngang và trục đứng được biết trước. Theo đó người ta sắp xếp 25 chữ cái (bỏ Z) vào trong 25 ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuông lớn như hình dưới. Khi giải mã ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là sẽ tìm ra được nội dung cần tìm.



(khóa A1=A, E5=Y)

Ví dụ 1: Tọa độ âm nhạc



Ví dụ 2: Cờ tướng



Ví dụ 3: Giải ô chữ. Người ta sẽ cho các bạn một ô chữ với các câu hỏi dọc và ngang để kiểm tra kiến thức của bạn về mọi phương diện. Sau khi giải xong ô chữ đó rồi, dùng bản văn đối chiếu với tọa độ các chữ trong ô chữ bạn sẽ tìm ra được bạch văn.

Ví dụ 4: Bảng VIGNERE (do ông Blaise de Vigenere nghĩ ra năm 1586)



V U N G T A U V U N G T A U V U (khóa)
W U J Z L C U V O D S T Q X Y C (bản văn)

Tìm chữ V ở hàng ngang trên cùng (gọi là hàng mẫu tự danh hiệu) kéo dọc xuống, dừng lại tại chữ W. Kéo thằng quá trái đụng hàng đầu tiên ngoài lề, ta thấy đó là chữ B -> VW=B

tương tự -> BẮT CẦU MÀ ĐI.

E. HỆ THỐNG TƯỢNG HÌNH (CHUỒNG) VÀ HỆ THỐNG GIẤY RỜI:

1. Hệ thống tượng hình:

Là dạng Mật thư quen thuộc, có nơi còn gọi là Mật thư Góc vuông - Góc nhọn, cứ mỗi ô sẽ chứa 2 chữ.



Với chữ nằm phía bên nào của ô thì ta chấm 1 chấm ở bên phía đó.

Ví dụ:



Riêng ở phần khung chéo thì có tất cả 6 cách thể hiện, muốn làm theo kiểu nào thì đặt khóa theo kiểu nấy.



Chuồng bồ câu:



Hình vẽ:



2. Hệ thống giấy rời:

a. Quấn giấy vào gậy: khi viết người ta lấy một dải giấy dài quấn quanh 1 chiếc gậy, sau đó viết nội dung lên đó, lúc mở dải giấy ra, ta chỉ thấy những mẫu tự hết sức lộn xộn. Chìa khóa chính là cây gậy, người dịch chỉ cần tìm đúng cây gậy chìa khóa rồi quấn dải giấy vào là sẽ đọc được bản tin.

Lưu ý cẩn thận với những loại gậy có 2 đầu không bằng nhau.

b. Ráp giấy hay ghép hình: Viết Mật thư lên một tờ giấy sau đó cắt hoặc xé vụn ra, người dịch phải ráp lại thật khớp mới có thể đọc được bản tin.

c. Lá cây: có thể viết lên lá cây bằng mực viết lông hay viêt bi, nếu lá cây thấp ta có thể để nguyên lá trên cành, người dịch sẽ phải cất công vạch lá tìm ... bạch văn.

d. Báo chí, sách truyện: ngoài ra người ta có thể dùng BÁO CHÍ hoặc SÁCH TRUYỆN để làm Mật thư. Có nghĩa là lấy đại một tờ báo nào đó rồi viết số trang, số dòng,... từng chữ một. Người dịch phải tìm cho ra tờ báo đó để làm chìa khóa để đọc được bản tin.

F. TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ:

- Khóa kép: người ta sử dụng 2 hệ thống trở lên trong cùng một mật thư để mã hóa. Cái này dùng để tránh trường hợp các bạn là chuyên gia "mò".

- Các trường hợp không thuộc hệ thống nào hết (hoặc khó mà phân biệt cho rõ nó là hệ thống gì): loại này xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến hơn vì dựa vào ngẫu hứng ra đề của mấy bác ưa chơi TCL.

Khóa : NOKIA

Bản Văn : 1,2 ; 1,1 ; 8,1 - 7,2 ; 8,2 ; 9,3 - 8,1 ; 1,1 ; 1,3 - AR

Cách giải : lấy di động ra giải chứ sao

Kết Quả : BAT QUY TAC

Hay một mật thư Thạch ra bên lequydondanang.net:

Khóa : draobyek

Bản văn : EIQG - ZQD - WOTZ - AR

Kết quả là : CHAO TAM BIET

Muốn giải các loại mật thư không có quy tắc này chắc chỉ có kinh nghiệm, giải nhiều + gặp nhiều + thông minh tí thì giải được.

Thực tế, việc chia các dạng Mật thư theo từng hệ thống chỉ có tính chất tương đối cũng để giúp các đối tượng mới học mật thư có những khái niệm cơ bản và một vài kỹ năng sơ khởi để bắt đầu bước chân vào thế giớ muôn hình muôn vẻ của Mật thư. "Trăm hay không bằng tay quen", chỉ cần các bạn luyện tập thường xuyên thì tự nhiên sẽ dần hình thành cho mình một phản xạ nhạy bén trong quá trình "đánh hơi" "cái mùi" của chìa khóa nằm ở đâu và sau đó bạch văn sẽ nằm gọn trong túi của ban.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

hãy cho biết ý kiến của bạn...!