Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Lời chứng của tôi không thật...!

(vài dòng về TM Ga 5,31-47)
Bài tin mừng hôm nay xoáy quanh chuyện làm chứng và niềm tin vào những lời chứng. Người Do thái tin vào lời chứng của Kinh Sách. Họ coi kinh Sách như nguồi mạch của sự sống, Kinh Sách mang lời chứng về Thiên Chúa, Đấng đã truyền bảo với dân qua trung gian là Môsê. Và Môsê cũng mang đến cho dân lời chứng về tình yêu của Thiên Chúa đối với dân. Nhưng họ không đi xa hơn được…
Thế rồi Gioan xuất hiện, người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chân lý nhưng rồi vụt tắt bởi cái chết làm chứng cho chân lý trước quyền lực thế tục. Họ chấp nhận Gioan như ánh đèn khuya một cách chọn lọc, lời chứng của Gioan về Đức Ki-tô họ không màng đến, điều họ đắc ý nơi Gioan chính là ông dám nói thật, vạch tội của vua quan, thành phần quyền lực xã hội thời đó. Thánh Augustin trong bài giảng 128, có ví việc làm này của Gioan là dạy cho bóng đêm (giới cầm quyên thế tục) biết còn có ánh sáng. Việc làm chứng của Đức Ki-tô với giới giáo sĩ do thái thời đó như là người mang đèn soi giữa giữa ban ngày (thế lực tôn giáo), giới giáo sĩ coi Mô-sê va Kinh Sách như những vầng sáng và hơn nữa, với họ không một ánh sáng nào có thể sáng hơn, ngay cả ánh sáng của Đấng tạo ra mọi ánh sáng. Như thời xưa trong hoang địa, họ lập nên con bò để thời. Hôm nay Chúa chỉ cho họ thấy là họ cũng không khá hơn tổ tiên, họ thờ Kinh Sách, thờ Lề Luật và thờ Mô-sê. 
Đến đây chúng ta thấy những người Do-thái này như những con người trên hành trình tìm kiếm Thiên Chúa, tìm kiếm Chân Lý. Họ theo đúng dấu chỉ đường là Kinh Sách và người hướng dẫn là Môsê. Trong đêm đen, họ tìm lại thấy ánh sáng nơi Gioan. Nhưng họ chỉ dừng lại ở đó. Họ không đặt hy vọng nơi mà Môsê muốn,  ngược lại họ lại đặt hy vọng ở chính nơi Môsê, rồi sau Môsê là Lề Luật do ông để lại. Còn đối với Kinh Sách cũng thế, họ như những người chỉ biết dừng lại đó để học hỏi, đào sâu, phân tích những chi tiết trên tấm biển chỉ đường nhưng họ không muốn đi theo hướng những tấm biển đó hướng đến. Cái cùng đích của Kinh Sách muốn hướng tới là Thiên Chúa, đấng ban sự sống.
Nguyên nhân của việc đặt niềm tin, sự hy vọng sai chỗ của họ là bởi vì họ không muốn chấp nhận và mở mắt để thấy sự « tỏ mình ra » (mặc khải) của Thiên Chúa (­câu 37 : « Tiếng của Ngài các ông không nghe, tôn nhàn Ngài các ông không thấy » : trong bản Hy lạp : Фωνήν  (phô-nèn) động từ Φωνη (phô-ne) cùng gốc với động từ Φαινο (phai-nô) có nghĩa là tụ tỏ mình ra. Lời của Ngài Λογον (lo-gòn) : cùng với từ khởi đầu tin mừng Gioan, Ngôi Lời : Λογος (lô-gôs) – Là bởi vì họ cứng lòng trong ngu muội nên họ không thể nhận biết Ngôi Lời của Ngài. Ngay cả những dấu chỉ như : người mù được thấy, kẻ què được đi, xác chết sống lại…  họ cũng không tin. Mà vì thế mà dấu chỉ vĩ đại nhất Thiên Chúa sẽ làm và hoàn tất chính là nơi Ngôi Lời của Ngài : Chịu chết và Phục Sinh. Lời chứng cao cả và vĩ đại nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

hãy cho biết ý kiến của bạn...!